Trang chủ / KIẾN THỨC NHÃN KHOA / NHƯỢC THỊ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, ẢNH HƯỞNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

NHƯỢC THỊ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, ẢNH HƯỞNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ


Nhược thị (còn gọi là "mắt lười") là tình trạng suy giảm thị lực do sự phát triển thị giác không hoàn thiện, dẫn đến sự suy giảm chức năng nhãn khoa. Bệnh thường xảy ra ở một bên mắt, nếu không được chữa trị sớm, có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
1. Nhược thị là gì?
Nhược thị được chia ra 2 dạng chính:
Nhược thị chức năng: Có thể điều trị và phục hồi hoàn toàn.
Nhược thị thực thể: Do tình trạng tổn thương cấu trúc mắt, không thể phục hồi hoàn toàn.
2. Nguyên nhân gây nhược thị
Lác mắt: Sự mất đồng bộ hai mắt khiến bộ não điều chỉnh bằng cách loại bỏ hình ảnh từ một bên mắt, lâu dài gây nhược thị.
Tật khúc xạ: Sự chênh lệch thị lực giữa hai mắt, nhất là cận thị, viễn thị, loạn thị.
Các bệnh lý bẩm sinh: Sụp mi, đục giác mạc, đục thủy tinh thể.
3. Triệu chứng nhược thị
Lác mắt, đối xứng thị giác kém.
Nheo mắt, nháy mắt liên tục khi tập trung nhìn.
Nghiêng đầu khi nhìn.
4. Ảnh hưởng của nhược thị
Giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong học tập và công việc.
Mất chức năng thị giác hai mắt dẫn đến mất khả năng nhận thức chiều sâu.
Tăng nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.
5. Chẩn đoán nhược thị
Đo thị lực, đo khúc xạ.
Kiểm tra vận nhãn, thị giác hai mắt.
Khám mắt toàn diện.
Trẻ cần khám mắt định kỳ (6 tháng/lần) nhất là trước 8 tuổi.

6. Phương pháp điều trị nhược thị
Chỉnh quang: Đeo kính gọng, kính tiếp xúc hoặc kính nội nhãn.
Gia phạt thị giác: Dùng miếng dán che mắt lành, kích thích thị giác mắt nhược thị.
Bài tập thị giác: Vẽ tranh, tô màu, nhặt hạt.
Chỉnh lác: Phẫu thuật hoặc dùng lăng kính.
Hoàn thiện chức năng thị giác hai mắt: Luyện tập đồng bộ hai mắt.
7. Khám và điều trị nhược thị ở đâu?
🔹 Phòng Khám Mắt Kiên Giang

#NhuocThi #BenhMatLuoi #KhamMatDinhKy #DieuTriNhuocThi #PhongKhamMatKienGiang #BaoVeDoiMat